Từ ngày 01/07/2014, Luật nhà ở bắt đầu có hiệu lực và dẫn tới có sự khác nhau về quy định công chứng, chứng thực hợp đồng giữa Luật nhà ở 2014 và Bộ luật dân sự 2005 về hợp đồng thuê nhà, mượn nhà. Để tránh trường hợp làm khó doanh nghiệp về hình thức của hợp đồng thuê nhà nhất là trong công tác quản lý phát hành hóa đơn giá trị gia tăng. Ngày 02/11/2015, Tổng cục thuế đã ban hành Công văn 4528/TCT-PC hướng dẫn cụ thể về việc công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê nhà ở, cho mượn nhà, cụ thể như sau:
Tại Điều 492, Bộ luật Dân dự 2005 có quy định về hình thức hợp đồng thuê nhà ở: “Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Luật nhà ở 2014 quy định
Tại khoản 2, Điều 122, Luật Nhà ở 2014 quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở: “2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.”
Hai văn bản này là hai văn bản có giá trị pháp lý tương đương và vì Luật Nhà ở 2014 được ban hành sau nên theo quy định của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 2008, đối với trường hợp các hợp đồng cho thuê nhà ở được ký kết từ ngày Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 có hiệu lực (từ ngày 01/7/2015) sẽ không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng có nhu cầu.
Theo Luật nhà ở năm 2014
Xem thêm https://chungcuhanoixanh.net/hop-dong-thue-nha-co-can-phai-cong-chung/
Đọc nguyên bài viết tại : Hợp đồng thuê nhà có cần phải công chứng?
Nhận xét
Đăng nhận xét